Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi bạn ăn thực phẩm hoặc uống đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc các chất độc tố. Khi thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc vi sinh vật có hại, chúng có thể tạo thành độc tố trong thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn và sốt. Các nhà nguyên cứu phát hiện rằng khi bị ngộ độc thực phẩm, ăn những thực phẩm giúp chữa lành đường ruột sẽ giúp bạn cảm thấy nhanh chóng khỏe hơn. Bài viết này HBC Foods sẽ chỉ bạn ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và lời khuyên về lối sống, dinh dưỡng để tránh xảy ra trong tương lai.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn và vi rút. Vi khuẩn và vi rút quá nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong thực phẩm khi gặp các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm, khi ăn phải nhưng loại thực phẩm đó sẽ gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, vi rút không sinh sôi trong thức ăn như vi khuẩn mà xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn, chúng sẽ sinh sôi lên trong ruột người và gây ngộ độc thực phẩm.
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến rất nặng. Các triệu chứng có thể xảy ra gần như ngay lập tức sau khi ăn hoặc vài giờ sau đó và chúng có thể kéo dài từ 24 giờ đến 5 ngày. Triệu chứng bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy ( có thể đi ngoài ra máu)
- Co thắt dạ day
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Sốt
- Đau cơ bắp
- Ớn lạnh
Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm mà bạn nên biết?
- Campylobacter
Là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột của bò, lợn, gà, mèo và chó. Ăn thịt sống hoặc chưa chín sẽ bị nhiễm vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng chính là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ và khó chịu trong người. Ngoài ra, khi nấu ăn cần đảm bảo bên trong chín vừa đủ, đũa gắp thịt sống và đũa gắp thịt chín phải riêng biệt. Đặc biệt hãy uống nước đã được khử trùng bằng cách đun sôi trước khi uống.
- Enterohemorrhagic E. coli
Nó là một trong những Escherichia coli gây bệnh được tìm thấy trong ruột gia súc, thịt bò chưa chín hoặc ăn gan sống. Nó tạo ra một chất verotoxin có độc tính cao gây đau bụng và tiêu chảy ra máu. Enterohemorrhagic Escherichia coli bám vào thịt, rau sống,.. khi ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Trẻ sơ sinh và người già có thể bị bệnh nặng và thậm chí tử vong.
- Virut noro
Norovirus xâm nhập vào cơ thể từ bàn tay hoặc thức ăn nhiễm khuẩn, sinh sôi trong ruột gây ra nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… Norovirus có thể lây truyền qua các loài hai mảnh vỏ như sò, nghêu , phân và chất nôn của người nhiễm norovirus,…
- Staphylococcus aureus
Staphylococci phân bố rộng rãi trong tự nhiên và được tìm thấy trên da và cổ họng của con người. Staphylococcus aureus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm có nhiều khả năng bị nhiễm bẩn nếu tay hoặc ngón tay bị nhiễm trùng. Vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm bị ô nhiễm sẽ tạo ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm. Hơn nữa, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra thông qua dao làm bếp, thớt và các dụng cụ khác khi sử dụng cùng thực phẩm bị ô nhiễm. Vậy nên hãy thường xuyên vệ sinh đồ dùng và giữ không gian nấu nướng thật sạch sẽ.
Vi khuẩn và vi rút gây ngộ độc thực phẩm là vô hình, để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm hãy làm như sau:
- Rửa tay và bát đĩa thường xuyên bằng nước nước nóng và xà phòng.
- Rửa sạch rau sống và trái cây trước khi ăn.
- Các vi khuẩn phát triển tích cực trong môi trường nóng và ẩm, nhưng sẽ phát triển chậm dưới 10°C và ngừng phát triển dưới -15°C. Nên hãy bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp để ngăn vi khuẩn phát triển trên thực phẩm.
- Hầu hết vi khuẩn và vi rút đều bị tiêu diệt khi đun nóng, vì vậy không chỉ thịt, cá mà cả rau sau khi đun nóng cũng an toàn để ăn.
- Tay mang nhiều vi trùng, để ngăn vi khuẩn và vi rút gây ngộ độc thực phẩm tiếp xúc với thực phẩm, hãy nhớ rửa tay thật sạch trước khi ăn hay cầm vào thực phẩm.
- Luôn phải vệ sinh sạch sẽ bồn rửa bát, mút rửa bát, thớt, dao,.. bởi chúng là nơi vi khuẩn, vi rút có thể có thể dễ dàng bám vào và sinh sôi.
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Gợi ý bạn 10 loại thực phẩm giải độc hiệu quả nhất.
Nước dừa: Dừa là đồ uống bù nước tuyệt vời vì nó cung cấp chất điện giải. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc là nôn mửa và tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải. Nước dừa giúp duy trì chất lỏng và thư giãn vung bụng vì nó chứa axit lauric, có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh gây hại từ thực phẩm.
Trà gừng: Trà gừng là loại thức uống nhanh chóng giúp giải ngộ độc. Gừng có chứa kháng khuẩn giúp tiêu diệt mầm bệnh từ thực phẩm và tăng quy trình phục hồi. Pha trà gừng bằng cách đun sôi gừng với nước và uống 2-3 cốc mỗi ngày. Có thể pha cùng một ít mật ong hoặc nhai sống gừng.
Nghệ: Theo nghiên cứu nghệ có chất curcumin, có tác dụng kháng khuẩn cũng như kháng vi rút chống lại vi khuẩn staphylococcus. Hơn nữa nó giúp xoa dịu dạ dày và loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đồng thời tăng khả năng miễn dịch để phục hồi nhanh chóng.
Tỏi với nước: Tỏi chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn, việc sử dụng tỏi sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh từ thực phẩm gây ngộ độc và điều trị rối loan tiêu hóa và tiêu chảy. Hãy ăn một miếng tỏi cùng với nước vào buổi sáng.
Nước chanh: nước chanh có tính kháng khuẩn chống lại nhiều chủng vi khuẩn liên quan đến ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là Staphylococcus aureus. Sử dụng nước ép chanh sẽ giúp ích nhiều cho bụng và loại bỏ vi khuẩn. Vì vậy, nước chanh được sử dụng để sơ cứu nhanh tốt nhất tại nhà.
Nước gạo: Nước vo gạo là một thức uống tuyệt vời giúp ngăn tình trạng mất nước cà có công dụng giống nước dừa. Nước vo gạo giúp hạn chế đi ngoài đồng thời làm dịu hệ tiêu hóa.
Khoai Lang: Khoai lang có một lượng đáng kể chất xơ hòa tan, và kali cung cấp chất điện giải bị mất. Hơn nữa nó cũng phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa khỏe mạnh.
Sữa chua: Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp duy trì hệ vi khuẩn đường ruột. Ăn sữa chua ít chất béo có thể giúp loại bỏ tiêu chảy và làm dịu dạ dày.
Cam: Cam giúp làm dịu dạ dày trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên không nên ăn cam quá nhiều vì chúng có thể làm tăng chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày. Tuyệt nhiên không sử dụng khi đang đói.
Mật ong: Là phương thuốc tự nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, nó giúp làm loại bỏ tiêu chảy, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa khác. Lưu ý chỉ sử dụng 1 thìa cà phê mật ong ba lần một ngày.
Ngoài ra, những thực phẩm sau đây không được khuyến khích sử dụng khi bị ngộ độc thực phẩm:
- Đồ uống chứa caffein như cà phê
- Đồ uống có đường như soda và cola,..
- Đồ uống có cồn như rượu bia
- Thức ăn nhiều chất béo, chiên dầu.
- Thực phẩm cay, ngọt hoặc nhiều gia vị
- Thuốc lá
Nếu bạn gặp các triệu chứng và nghĩ rằng mình bị ngộ độc thực phẩm, không dùng thuốc chống tiêu chảy không được kê đơn mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy tìm đến y tế để được tư vấn càng sớm càng tốt. Theo dõi ngay HBC Blog để biết thêm nhiều điều hay và bổ ích nhé!
HBC FOODS cung cấp tới khách hàng các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thơm ngon bổ dưỡng, là thương hiệu phân phối những sản phẩm bánh chà bông-bông lan , bánh gạo, kẹo dẻo và nước giải khát thơm ngon và hấp dẫn tại Việt Nam.
Địa chỉ: 33NV7, Tổng Cục 5, Yên Xá, Tân Triều, Hà Nội
Hotline : 090 290 7997
Email: hbcfoods.info@gmail.com
Fanpage: HBC FOODS